KHOA ÐIỆN CHẨN ÐOÁN TRUNG TÂM Y KHOA MEDIC
I/ Tổ chức
Khoa Ðiện Chẩn Ðoán được thành lập vào tháng 06/1994 sáp nhập từ các phòng chẩn đoán : Ðiện Tâm Ðồ Gắng Sức, Ðiện Tâm Ðồ Holter và Ðiện não, và gần đây nhất là Ðiện Cơ Ðồ đã đi vào hoạt động.
Nhân sự:
- 6 Bác sĩ chính thức
- 4 điều dưỡng + 1 hộ lý
Bộ phận ngoài giờ có thêm 2 bác sĩ và 1 điều dưỡng cộng tác
- Bs Nguyễn Thanh Vân – Bác sĩ đa khoa, chuyên khoa tâm thần kinh, sử dụng thông thạo vi tính văn phòng và tiếng Pháp, tiếng Campuchia. Công tác tại phòng Ðiện Não
- Bs Bùi Quang Vinh – Bác sĩ đa khoa, chuyên khoa I nội tổng quát, sử dụng thông thạo vi tính văn phòng và tiếng Anh. Công tác tại phòng Ðiện Não
- Bs Phạm Thiện Thông – Bác sĩ đa khoa. Công tác tại phòng Ðiện Não
- Bs Đoàn Minh Tùng – Bác sĩ đa khoa, sử dụng thông thạo vi tính văn phòng và tiếng Anh. Công tác tại phòng Ðiện Cơ
- Bs Nguyễn Hoàng Tùng – Bác sĩ đa khoa, chuyên khoa I Nội Thần kinh. Công tác tại phòng Ðiện Não
- Bs Nguyễn Thị Phượng Diễm – Bác sĩ đa khoa, chuyên khoa Tim, sử dụng thông thạo vi tính văn phòng và tiếng Anh. Công tác tại phòng ECG gắng sức + Holter ECG
- ÐD Nguyễn Thị Ngọc Ðang: Ðiều Dưỡng trưởng – Cử nhân điều dưỡng,
- Y sĩ Trương Thị Hằng – Y sĩ đa khoa
Làm việc ngoài giờ:
- Bs Võ Hiền Hạnh – Bs chuyên khoa Thần kinh, Trưởng khoa Điện chẩn đoán BV.175, công tác ngoài giờ tại phòng EMG
- Bs Nguyễn Ngọc Lan Anh – Bs Nội trú Tim mạch, BV.CR, công tác ngoài giờ tại phòng ECG gắng sức và Holter ECG
- ÐD Nguyễn Thị Ngọc Oanh – Cử nhân điều dưỡng, công tác ngoài giờ tại phòng ECG gắng sức và Holter ECG
KHOA ÐIỆN CHẨN ÐOÁN BAO GỒM CÁC PHÒNG CHẨN ÐOÁN :
- 1 Phòng ECG gắng sức,
- 1 phòng Holter ECG & Huyết áp 24 giờ,
- 3 phòng Ðiện Não màu
- 2 phòng Ðiện Cơ Ðồ
II/ Trang thiết bị Khoa Ðiện Chẩn Ðoán:
- Phòng ECG gắng sức: có hệ thống máy vi tính chưá phần mềm V20gsuc theo dõi liên tục ECG trong quá trình gắng sức, xe đạp lực kế.Tất cả các dữ kiện đều dược xử lý bằng vi tính và in ra các biểu đồ tần số tim, huyết áp và độ chênh ST.
- Phòng ECG Holter : Ngoài hệ thống máy vi tính và phần mềm cho Holter ECG còn có 5 máy ghi holter ECG. Ðối với phần mềm KT theo dõi huyết áp 24 giờ (ABPM) có kèm theo 4 máy đo huyết áp 24 giờ.Máy có khả năng thống kê, phân tích các bất thường và in kết quả
- Phòng Ðiện Não Ðồ: 3 máy vi kèm phần mềm hoạt động Neuromap có phổ màu và bộ xử lý tương thích có khả năng thống kê và định vị vùng tổn thương có sóng bất thường.
- Phòng Ðiện cơ: 1 Maý Ðiện cơ hiệu TECA Sapphire + 1 máy hiệu Neuro-MEP
III Chức năng hoạt động:
- Khoa Ðiện Chẩn Ðoán hoạt động liên tục từ 12/24 giờ trong ngày, đối với ngày lễ hoặc chủ nhật làm việc buổi sáng.
- Phòng ECG gắng sức tham gia vào việc chẩn đoán bệnh mạch vành và loạn nhịp tim, giúp đánh giá chức năng bệnh lý tim mạch .Qua 15 năm hoạt động phòng ECG gắng sức đã thực hiện gần 20.000 test .Trong đó chừng 1920 test cho thấy bệnh lý mạch vành nặng hoặc loạn nhịp nặng
- Phòng Holter ECG & Huyết áp 24 giờ: Với ưu điểm kỹ thuật đo kéo dài suốt 24 giờ, Holter ECG gia tăng khả năng phát hiện loạn nhịp mà ECG lúc nghĩ hầu như bỏ qua. Kỹ thuật theo dõi huyết áp 24 giờ ngoại trú (ABPM) giúp phát hiện cao huyết áp áo choàng trắng và đánh giá trung thực tình trạng huyết áp cuả bệnh nhân đặc biệt giúp phân biệt trường hợp kháng thuốc hoặc hiệu ứng áo choàng trắng.
- Phòng Ðiện Não màu: Vai trò điện não rất lớn trong việc xác minh động kinh và có khả năng phát hiện bất thường ở não .Với kỹ thuật Neuromap có phổ màu sẽ hổ trợ cho bác sĩ định khu được vùng não bất thường(sóng động kinh hoặc u não…).Từ khi triển khai Ðiện não màu, số lượng các bệnh lý ở não có tổn thương thực thể được phát hiện sớm gia tăng hơn.
HOẠT ÐỘNG KHOA HỌC KỶ THUẬT:
- Ngoài việc Khoa tham gia các báo cáo thường kỳ tại MEDIC, Khoa Ðiện Chẩn Ðoán đã có 2 nghiên cứu về liên quan với huyết áp 24 giờ(ABPM) và ECG gắng sức được báo cáo tại hội nghị Tim Mạch Toàn quốc và các tỉnh phía Nam.Hơn nữa, thành viên của Khoa đã có 12 bài viết liên quan bệnh mạch vành và huyết áp cao được đăng trong các tạp chí y học trong và ngoài nước.
HUẤN LUYỆN TẠI CHỔ:
- Khoa Ðiện chẩn đoán thường xuyên tham gia huấn luyện cho các bác sĩ tuyến dưới về các kỹ thuật chẩn đoán thực hiện tại Khoa.
Hướng phát triển sắp đến:
- Khoa Ðiện Chẩn Ðoán là khoa thực hiện các xét nghiệm không xâm nhập của chuyên khoa tim mạch và thần kinh , do đó cần có định hướng phát triển thêm về các chuyên khoa này để có nguồn bệnh ổn định và sử dụng hiệu quả các xét nghiệm hổ trợ chẩn đoán.
- Bởi vì khoa Ðiện chẩn đoán có tương đối đầy đủ xét nghiệm để chẩn đoán bệnh lý Ngất (EEG, Holter ECG, Stress ECG) do đó để hoàn chỉnh hơn có thể trang bị thêm trắc nghiệm bàn nghiêng- một công cụ quan trọng chẩn đoán ngất do nguyên nhân thần kinh vận mạch. Từ đó có thể thiết lập đơn vị chẩn đoán các nguyên nhân gây ngất.